Đăng bởi Đoàn Xuân Hòa – Điện lực thành phố Bến Tre | 09:55 | 09/07/2020
Trong tháng 5,6 /2020 vừa qua trên địa bàn thành phố Bến Tre xảy ra 3 vụ tai nạn điện đáng tiệc xảy ra, các nạn nhân đều tử vong do không kịp thời sơ cấp cứu ban đầu.
Các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện giật:
Do bất cẩn trong quá trình sử dụng điện, làm chạm phải điểm hở của dây dẫn điện.
Các thiết bị sử dụng điện không được nối đất vỏ thiết bị…
Qua các sự việc trên, Điện lực thành phố Bến Tre tuyên truyền hướng dẫn đến quý bà con phương pháp tự sơ cấp cứu người bị điện giật.
Khi phát hiện nạn nhân bị điện hạ áp giật tiến hành:
1. Tìm cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện (Cúp cầu dao, rút chui cấm, lấy cây gỗ tách dây điện ra khỏi nạn nhân…).
Lưu ý: Việc cấp cứu nạn nhân phải hết sức bình tỉnh không vì nôn nóng cho người thân mà trực tiếp tiếp xúc với nạn nhân khi chưa tách được nguồn điện như vậy sẽ dẫn đến điện giật dây chuyền …
2. Xác định tình trạng sực khỏe nạn nhân, nhận biết để sơ cấp cứu. Các dạng nhận biết như sau:
a. Nạn nhân chưa mất tri giác (nạn nhân hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu):
b. Tim đập yếu, còn thở nhẹ:
c. Không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết:
3. Trình tự việc hô hấp nhân tao hà hơi thổi ngạt được tiến hành:
a. Phương pháp thực hiện hà hơi, thổi ngạt:
Dùng 01 tay bịt mũi nạn nhân, 01 tay giữ cho mồm nạn nhân há ra. Dùng miệng ghé sát miệng nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên.
Bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được.
b. Thực hiện việc ép tim ngoài lòng ngực:
Người cứu quỳ bên nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân.
Ấn nhanh, mạnh để lồng ngực nén xuống (5¸6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.
5. Trình tự việc ép tim ngoài lồng ngực được tiến hành như sau:
01 người cứu: Thì cứ 30 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần.
02 người cứu: Thì 01 người ép tim 30 lần người còn lại thổi ngạt 02 lần, làm nhịp nhàng, liên tục. Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
6. Khyến cáo sơ cấp cứu người bị điện giật:
Không đấp bùn vào nạn nhân.
Không dùng nước tạt hay cho bất kỳ thứ gì vào miệng nạn nhân bị điện giật.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.
Thời gian (phút) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tỉ lệ % nạn nhân được cứu sống | 98 | 90 | 70 | 50 | 25 |
Điện lực thành phố Bến Tre rất mong được sự hợp tác tuyên truyền hướng dẫn của quý bà con sử dụng điện nhằm giảm thiểu tai nạn và tử vong có thể xảy ra trong quá trình sử dụng điện./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng